Xử lý nước tháp giải nhiệt với hóa chất Maxtreat

Xử lý nước tháp giải nhiệt với hóa chất Maxtreat

Xử lý nước tháp giải nhiệt với hóa chất Maxtreat

Xử lý nước tháp giải nhiệt với hóa chất Maxtreat

Xử lý nước tháp giải nhiệt với hóa chất Maxtreat
Xử lý nước tháp giải nhiệt với hóa chất Maxtreat
Địa chỉ: 103/20 Lê Minh Nhựt, ấp Chánh, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM 0918870287 chemmax@chemmax.vn
Góc kỹ thuật

Hóa chất xử lý nước Tháp giải nhiệt

Kiểm soát cáu cặn, ăn mòn, rong rêu và tắc nghẽn sinh học toàn diện với Maxtreat

Safety First - An toàn khi làm việc với hóa chất

Hệ thống nước tháp giải nhiệt cần phải được xử lý

Hệ thống nước làm mát tuần hoàn hở, hay Tháp giải nhiệt, nếu không được xử lý, sẽ gây nên các rủi ro sau:

  1. Cáu cặn hình thành, gây cản trở dòng chảy, nhất là các nhánh dẫn nước làm mát có đường kính nhỏ.
  2. Cáu cặn, cùng với màng nhầy vi sinh, gây cản trở quá trình trao đổi nhiệt, làm mát cho môi chất cần làm mát.
  3. Ăn mòn dưới lớp cáu cặn, và với sự hiện diện của vi khuẩn SRB, gây ăn mòn cục bộ, thủng ống dẫn và dẫn đến downtime, tăng chi phí và thời gian bảo trì bảo dưỡng.
  4. Trong nhiều trường hợp, cáu cặn nặng và tạp chất bên ngoài cuốn vào hệ thống, gây sập hệ thống tấm tản nhiệt, gây tốn chi phí thay mới, dừng sản xuất do sự cố.
  5. Hệ thống vận hành với tiêu hao điện năng cao, tiêu hao nước cao, gây tăng chi phí vận hành nói chung.

Ưu diểm của chương trình hóa chất Maxtreat

  1. Hóa chất chính hãng, do Thermax Chemical sản xuất.
  2. Chương trình tối ưu, tùy chỉnh và phù hợp cho từng hệ thống.
  3. Tối ưu tiêu hao nước, tiêu hao năng lượng với chất lượng xử lý dể giám sát, thân thiện với môi trường.
  4. Dịch vụ đào tạo theo chuyên đề online với sự hỗ trợ từ Thermax Chemical, tập huấn tại site, Chemmax phát triển các bài viết Góc kỹ thuật giúp kết nối nhanh hơn với người trực tiếp vận hành hệ thống.
  5. Giải pháp toàn diện, phù hợp cho nhưng hệ thống có nguy cơ nhiễm hữu cơ cao, hoặc nhiễm bụi bẩn từ môi trường bên ngoài.

Lợi ích cho Khách hàng

  1. Tiết kiệm chi phí xủ lý. Tối ưu chi phí vận hành.
  2. Giải pháp kỹ thuật một cửa, minh bạch, tin cậy.
  3. Tối ưu tiêu hao hóa chất và chi phí xử lý nước.
  4. Tối ưu tiêu hao nước, tiêu hao năng lượng, giảm chi phí vận hành nói chung.
  5. Giảm downtime, giảm thời gian và chi phí bảo trì, bảo dưỡng hệ thống.
  6. Phát triển con người, giúp người vận hành kiểm soát và vận hành hệ thống một cách an toàn, tiết kiệm.

Hóa chất sử dụng

  1. Cho xử lý hóa lý: Maxtreat 2730, ức chế cáu cặn và ăn mòn, bổ sung kẽm (Zn), đặc biệt phù hợp với các hệ thống có hàm lượng cứng thấp.
  2. Cho xử lý vi sinh, rong rêu: Cặp hóa chất Maxtreat 652Maxtreat 606 cung cấp giải pháp kiểm soát vi sinh hoàn toàn không sử dụng hóa chất diệt khuẩn dạng oxy hóa như Javen, Chlorine. Nhưng đồng thời cũng tương thích với hệ này, khi cần phải sử dụng. Maxtreat 652 và Maxtreat 606 cung cấp khả năng kiểm soát toàn diện, từ vi sinh tổng, màng nhầy vi sinh, Legionella, khuẩn SRB, khuẩn Nitrate hóa,... Maxtreat 606 còn cung cấp khả năng tạo bọt, giúp làm sạch hệ thống.

Liều lượng sử dụng

Rất tiết kiệm. Chi phí xử lý được tối ưu, tùy chỉnh và phù hợp với từng hệ thống.

1. Maxtreat 2730:

- Châm duy trì 70-100 ppm theo lượng nước mất mát (xả đáy và văng vãi), hoặc 10-30 ppm theo lượng nước cấp bù, tùy thuộc vào tính chất nước cấp bù và đặc thù vận hành của hệ thống.

- Châm xử lý cơ bản 120-150 ppm theo tổng thể tích nước của hệ thống.

- Phương pháp châm: Bằng bơm định lượng cài timer cho xử lý duy trì và có thể châm tay cho xử lý cơ bản.

2. Maxtreat 652 và Maxtreat 606:

- Tùy chỉnh và linh động, tùy theo đăc thù vận hành.

- Châm duy trì theo tổng thể tích nước hệ thống với nồng độ châm được khuyến cáo lần lượt là 70-200 ppm và 30-70 ppm tùy theo tình trạng và đặc thù vận hành.

- Cặp đôi này còn cung cấp khả năng làm sạch màng nhầy vi sinh cho Tháp giải nhiệt (Maxtreat 652 và Maxtreat 606), và cho Chiller (chỉ dùng Maxtreat 652, không dùng Maxtreat 606 cho xử lý nước Chiller).

Đối với hệ thống đang bị tắc nghẽn nghiêm trọng

1. Tắc nghẽn hóa lý, do cáu cặn: Buộc phải tẩy rửa hệ thống, tẩy cáu cặn bằng hóa chất tẩy cáu cặn chuyên dụng.

2. Tắc nghẽn do màng nhầy vi sinh: Có thể dùng cặp Maxtreat 652 và Maxtreat 606

- Châm Maxtreat 652 với liều cao, 300-500 ppm theo tổng thể tích nước của hệ thống. Không xả đáy từ 12-24 giờ nhằm bảo đảm thời gian tiếp xúc.

- Sau đó, châm Maxtreat 606 với liều lượng 30-100 ppm theo tổng thể tích nước. Không xả đáy từ 12-24 giờ nhằm bảo đảm thời gian tiếp xúc. Quan sát bọt, châm Maxtreat 606 từ liều thấp rồi tăng dần lên.

- Sau thời gian tiếp xúc của Maxtreat 606 từ 12-24 giờ, nếu nước trong hệ thống bị bẩn, bùn,... Cho xả đáy giảm TDS còn 30-50% so với mức hiện hữu. Tiến hành xử lý cơ bản, vận hành hệ thống tiếp tục. Nếu nước hệ thống quá bẩn, có thể xả bỏ hoàn toàn, cấp nước mới, xử lý cơ bản và tiếp tục vận hành.

3. Tắc nghẽn do bụi bẩn bên ngoài môi trường cuốn vào Tháp giải nhiệt: Trong trường hợp này, hệ thống lọc cặn (Side Stream Filter) sẽ rất hữu ích. Láp đặt và duy trì vận hành hệ thống này giúp tránh được tắc nghẽn cơ học, giảm chi phí thay mới tấm tản nhiệt ở Tháp giải nhiệt và ngưng sản xuất để vệ sinh thiết bị trao đổi nhiệt.

Lưu ý khi châm Maxtreat 606

1. Maxtreat 606 là sự bổ sung tuyệt vời cho Maxtreat 652. Nó đặc biệt hữu dụng cho hệ thống bị nhiễm hữu cơ và vi sinh nặng.

2. Maxtreat 606 có khả năng tạo bọt, một ít bọt sẽ rất tốt cho Tháp giải nhiệt, Maxtreat 606 như là chất trợ lọc cho hệ thống có lọc cặn và cung cấp khả năng loại bỏ cáu và cặn, bùn có cấu trúc lỏng lẻo. Tuy nhiên, khi có quá nhiều bọt trong hệ thống, gây tràn ra ngoài, mất mỹ quan và mất an toàn. Nên, khi dùng Maxtreat 606 cho mục đích xử lý duy trì hay tẩy màng nhầy vi sinh, cần phải bắt đầu châm Maxtreat 606 với liều thấp (20-30 ppm) rồi tăng dần lên (70-100 ppm), tùy ứng dụng.

3. Tuyệt đối không sử dụng Maxtreat 606 để châm cho nước Chiller.

Kiểm soát xả đáy cho nước Tháp giải nhiệt

1. Phương pháp xả đáy: Nhân công, theo timer, hoặc theo TDS/EC.

2. Cần duy trì chế độ xả đáy ở mức tối ưu, không quá nhiều và không quá ít. Với đa số nhiều trường hợp, TDS của nước Tháp giải nhiệt nên được giữ dưới 800 ppm.

3. Khi châm Maxtreat 652 và Maxtreat 606, cần ngưng xả đáy 2-4 giờ sau khi châm để bảo đảm thời gian tiếp xúc. Như bất kỳ chương trình biocide nào, có hai yếu tố cần lưu ý, là C (Nồng độ) và T (Thời gian tiếp xúc).

4. Nên tránh việc vận hành hệ thống mà không xả đáy trong một thời gian, như một tuần hoặc một tháng, rồi xả hết nước, vệ sinh. Nếu người vận hành không có thời gian xả đáy định kỳ, có thể làm van xả đáy tốt, xả rỉ rả với định lượng hợp lý, hoặc lắp hệ thống xả đáy tự động theo timer hoặc TDS/EC.

GIám sát chất lượng xử lý

1. Tối thiểu: Trang bị bút đo TDS/EC, pH và lấy mẫu nước cấp bù, nước thiết bị định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần, đo đạc, quan sát ngoại quan.

2. Ngoại quan nước Tháp giải nhiệt bất thường

- Bị màu vàng hay đỏ: Ít gặp với các hệ thống có nhiệt độ hoạt động bình thường, 37-38 độ C trở xuống. Nhưng với các hệ thống Tháp giải nhiệt vận hành ở nhiệt độ cao hơn, đây là tình trạng hay gặp.

- Bị đục, trắng sữa,... Có thể do TDS quá cao, các ion khoáng quá bão hòa, tách pha, gây nguy cơ cáu hoặc do tạp chất bên ngoài hệ thống vào như cát, bụi bẩn hay bụi hữu cơ, dầu, mỡ,...

- Bị bọt: Hay gặp với những hệ thống bị vi sinh nặng và xác vi sinh, rong rêu có thể sẽ gây bọt cho mẫu nước.

3. Tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng nước Tháp giải nhiệt, được dùng phổ biến

STT Chỉ tiêu Đơn vị Tiêu chuẩn kiểm soát Ghi chú
01 Độ đục NTU < 20 Tạp chất không tan, bùn,...
02 pH - 6.8-8.5 Kiểm soát ăn mòn, cáu cặn
03 TDS ppm < 1,000 Kiểm soát ăn mòn, cáu cặn
04 Cl2 tự do ppm 0.15-0.2 Khi châm Javen duy trì
05 Cl2 tự do ppm < 1 Khi châm Javen sốc
06 Tổng cứng ppm as CaCO3 < 350 Kiểm soát cáu cặn
07 Cứng canxi pp as CaCO3 50-250 Kiểm soát ăn mòn, cáu cặn
08 Tổng sắt ppm as Fe < 1 Kiểm soát ăn mòn
09 Kiềm P ppm as CaCO3 - -
10 Kiểm M (tổng) ppm as CaCO3 50-250 Kiểm soát ăn mòn, cáu cặn
11 Chloride ppm as Cl- < 500 Kiểm soát ăn mòn
12 Silica ppm as SiO2 < 150 Kiểm soát cáu cặn Silica
13 Phosphate ppm as PO43- 4-15 Nồng độ dư hóa chất (**)
14 LSI (*) - < (+2.0) Kiểm soát ăn mòn, cáu cặn
15 Vi sinh tổng N/ml < 100,000 Kiểm soát vi sinh
16 SRB N/ml < 1 Kiểm soát SRB

(*): LSI là viết tắt của Langelier Saturation Index, là chỉ số bão hòa, biểu thị xu thế nước, ăn mòn hay cáu cặn.

(**): Khi sử dụng Maxtreat 2730, LSI có thể tối đa đến +2.0.

Chỉ tiêu khuẩn Leogionella cho nước Tháp giải nhiệt ở Hệ lạnh trung tâm, phải là NIL hay Không phát hiện.

Có thể tính toán LSI với data đầu vào là pH, TDS/EC, Cứng canxi, Kiềm M (tổng) và Nhiệt độ nước.

Link tính toàn LSI online.

chi-so-lsi-cho-nuoc-thap-giai-nhiet
Ví dụ về tính toán chỉ số LSI để xác định xu hướng nước Tháp giải nhiệt

Với Maxtreat 2730, cho phép vận hành hệ thống nước tháp giải nhiệt với LSI lên đến (+1.8).

An toàn khi làm việc với hóa chất

An toàn khi làm việc với hóa chất.

Có thể bạn quan tâm

Tẩy cáu cặn Condenser của tháp giải nhiệt với hóa chất Cleanix B77

Coppyright © 2020 . All right reserved.
Đang online: 2 | Trong ngày: 7 | Trong tháng: 1905 | Tổng truy cập: 204758
backtop